TIN TỨC MỚI

Giải Pháp Kiểm Soát Ong

Ong là loài côn trùng có vai trò rất quan trọng đối với thế giới tự nhiên và đời sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà chúng mang đến, ong có thể gây ngộ độc hoặc sát thương trong một số trường hợp. Chính vì thế, kiểm soát ong là điều cần thiết và phải được thực hiện bởi những chuyên gia để không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sự phát triển của loài ong

Ngoài kiến và mối, ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội rất cao, sống theo bầy đàn và mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… Tùy vào từng vị trí mà mỗi con ong đảm nhiệm các công việc khác nhau:

Ong chúa là con ong cái duy nhất và có nhiệm vụ đẻ trứng, chúng có kích thước dài và to hơn các con ong khác, đôi cánh ngắn hơn thân. Tuổi thọ của ong chúa thường từ 3 – 5 năm và mỗi tổ chỉ có một con ong duy nhất, nếu trong tổ có nhiều ong sẽ được tách thành tổ mới, thường là vào mùa xuân.

Queen

Ong chúa

Ong đực có kích thước to hơn ong thợ, làm nhiệm vụ giao phối và thường chỉ sống 1 – 2 tháng.

Drone

Ong đực

Ong thợ là loài ong chiếm số đông nhất trong tổ, có tuổi thọ ngắn, chỉ khoảng 2 – 6 tháng. Chúng làm đủ mọi việc, lấy mật, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ…

worker-bee

Ong thợ

Vòng đời của loài ong

Giai đoạn trứng: Ong chúa chỉ giao phối được 1 – 2 lần trong cuộc đời, sau đó, chúng dự trữ tinh trùng và thực hiện nhiệm vụ sinh sản trong suốt vòng đời của mình.

Giai đoạn ấu trùng: Sau 3 ngày, trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng của ong có hình dáng như một con giòi màu trắng đục, không chân, không mắt, không cánh và không ngòi. Chúng có phần miệng đơn giản để có thể tiêu thụ được khối lượng thức ăn từ ong thợ. Trong giai đoạn này, ấu trùng sẽ có 5 lần lột xác để trưởng thành và có vẻ ngoài rất giống với ong trưởng thành ở giai đoạn tiền nhộng, chỉ khác nhau ở điểm chúng khoác lên mình một lớp vỏ bọc.

Giai đoạn nhộng: Chỉ trong 3 – 5 ngày ở giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ tiến hóa thành nhộng. Trong thời gian này, ong thợ sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng bằng cách cung cấp sữa chúa cho chúng.

Giai đoạn trưởng thành: Sau khoảng 1 – 2 ngày, các con nhộng sẽ lột xác thành ong trưởng thành và phân chia nhiệm vụ để tiếp tục hoạt động, xây dựng vương quốc.

qua-trinh-phat-trien-cua-ong

Quá trình phát triển của ong

Một số loài ong độc – nguy hiểm

Bên cạnh những loài ong cho mật, mang đến những lợi ích cho cuộc sống cũng có những loài ong khi đốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không có phương hướng xử lý kịp thời và đúng đắn như:

Ong vò vẽ

Được mệnh danh là loài ong “sát thủ”, ong võ vẽ có cấu tạo bụng tròn, cơ thể màu đen đan xen vào các giữa các khoang bụng. Nọc của loài ong này thường chứa những chất gây sốc phản vệ nhanh, đau buốt và sưng nề. Một điểm nguy hiểm khác của ong vò vẽ là chúng có thể đốt nhiều lần mà không mất ngòi và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan, thận, suy hô hấp…

ong-vo-ve

Ong vò vẽ

Ong bắp cày

Với số lượng đông đảo, ong bắp cày phân bổ rộng khắp Việt Nam và trên toàn thế giới. Cơ thể chúng phổ biến với các màu nâu, đen, vàng hoặc đan xen giữa màu sắc này với các dải sọc khác nhau. Trong nọc của chúng có chứa Acetycholine và một số chất dịch có khả năng phân hủy các mô ở người. Do đó, khi bị ong bắp cày đốt, có thể gây ra tình trạng tê liệt thần kinh, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

ong-bap-cay

Ong bắp cày

Ong đất

Là một loài ong mật nhưng có độc tại Việt Nam, ong đất có kích thước khá nhỏ bé với chiều dài chỉ khoảng 5mm, có màu vàng nâu hoặc nâu xám với các dài màu đen tuyền. Khi bị ong đất đốt, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng tấy, đau buốt ở vị trí bị chích, sốc nhiệt, co rút và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

ong-dat

Ong đất

Ong mặt quỷ

Là một trong những loài ong độc nhất, ong mặt quỷ có đầu vàng với hai chiếc râu phân đốt màu đen, khuôn ngực màu đen và màu nâu sẫm, xen kẽ với với các dải màu khác. Nọc của chúng không chỉ gây tổn thương cho da mà còn nguy hiểm đến tính mạng con người nếu bị chích với số lượng lớn.

Vespa-velutina

Ong mặt quỷ

Các cách kiểm soát ong an toàn – hiệu quả

Theo quan niệm dân gian xưa, việc ong làm tổ trong nhà là điều may mắn. Tuy nhiên, đối với các loài ong như ong vò vẽ, ong bắp cày, bạn cần phải kiểm soát chúng một cách tốt nhất để tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.

Sử dụng sả

Sả là loại gia vị có hương thơm nồng, ấm, được dùng nhiều trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, một công dụng khác của sả mà ít ai biết đó chính là đuổi ong, đặc biệt là loài ong ruồi. Đập dập một vài củ sả và phơi khô, sau đó đốt đến khi khói dày đặc và đặt dưới tổ ong. Mùi hương của sả sẽ làm ong tự bay đi nơi khác.

sa

Sử dụng sả để đuổi ong

Tỏi

Là nguyên liệu dễ tìm thấy trong bếp, tỏi ngoài tác dụng là gia vị thức ăn, chúng còn giúp đuổi ong một cách hiệu quả. Dùng bột tỏi để rắc lên khu vực gần tổ ong hoặc xung quanh nhà để chúng tự di chuyển sang chỗ khác. Nếu phải lại gần tổ ong để thao tác, nên thực hiện vào chiều tối hoặc sáng sớm bởi đây là thời gian ong kém linh hoạt nhất.

bot-toi

Tỏi - giải pháp kiểm soát ong hiệu quả

Sử dụng băng phiến

Băng phiến thường được biết đến với công dụng ngăn chặn bướm đêm nhưng đây cũng là một nguyên liệu hữu hiệu trong việc kiểm soát ong. Treo một ít băng phiến gần tổ ong, mùi hương của chúng sẽ khiến ong khó chịu và rời đi ngay tức khắc.

Dịch vụ kiểm soát ong chuyên nghiệp

Dù có nhiều phương pháp kiểm soát ong đơn giản có thể làm ngay tại nhà nhưng chỉ với quy mô nhỏ. Nếu tình trạng ong lớn với mức độ nguy hiểm cao, bạn cần sử dụng dịch vụ kiểm soát ong hợp lý để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

kiem-soat-ong

Giải pháp kiểm soát ong tại Care Việt Nam

Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kiểm soát côn trùng, Care Việt Nam luôn hiểu tầm quan trọng của việc kiểm soát cũng như mức độ nguy hiểm của côn trùng. Do đó, Chúng tôi luôn tỉ mỉ, chỉn chu trong từng giải pháp kiểm soát côn trùng, đặc biệt là kiểm soát ong để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho Khách hàng. Tất cả các giải pháp kiểm soát ong tại Care Việt Nam đều được xây dựng bởi các chuyên gia, phù hợp với đặc tính của từng loài ong. Từ phương pháp vật lý cho đến hóa học, Chúng tôi luôn hy vọng sẽ mang đến một không gian sống an toàn cho Khách hàng mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái thiên nhiên.

.......................................

Thông tin liên hệ

Care Việt Nam

Địa chỉ:

TP.HCM: Tầng 7, Trung Tâm Thương Mại Gigamall, 240 - 242 Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Đà Nẵng: 586 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà King Palace, 108 Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Hotline: 0909 411 885 | 0911 401 955 | 0979 045 766

Email: Cs@carevietnam.vn

Facebook: https://www.facebook.com/carevietnam.vn

Linkedin: https://www.linkedin.com/company/care-vn/